GS Ngô Bảo Châu Và “Tôi Là Tỷ Phú"

GS Ngô Bảo Châu Và “Tôi Là Tỷ Phú"

Sau một thời gian qua làm việc ở xứ tư bản giãy chết. Bị bọn nó bóc lột tơi bời khói lửa, làm hoài chẳng thấy dư đồng nào, Ngô Bảo Châu quyết định quay về Việt Nam tham gia cuộc thi “Tôi là tỷ phú”, với giải thưởng khủng lên đến 15 tỷ đồng.

Nhờ danh tiếng của mình, Ngô Bảo Châu được vào thẳng vòng cuối cùng tại trường quay, không phải qua vòng đấu loại.

Người dẫn chương trình hôm nay là ông Lại Khoái Mì. Sở dĩ ông có tên này là vì cha mẹ ông nghe vị lãnh đạo nào đó nói, rau muống bổ như thịt bò, củ mì bổ như sâm. Đặt con tên Mì là được rồi, đặt tên Sâm sợ bị cho là có tư tưởng tư sản, đánh tư sản thì bỏ mẹ.

Sau màn thủ tục dạo đầu, giới thiệu linh tinh không cần thiết phải kể lể dài dòng ở đây tốn thời gian. Tôi xin đi ngay vào việc tường thuật cuộc thi.

Trên màn hình hiện ra câu hỏi đầu tiên :

1. Ông Hồ Chí Minh chết năm 1969 vào ngày nào ? 
Bốn đáp án: A/ 2/9 B/ 3/9 C/ 29/2 D/ 30/2

Nhìn thấy một thoáng bối rối trên khuôn mặt Ngô Bảo Châu, Lại Khoái Mì hơi mỉm cười hỏi:
- Bạn cảm thấy như thế nào về câu hỏi này?

Ngô Bảo Châu trả lời:
- Tôi hơi băn khoăn giữa đáp án A và B. Đáp án C,D bị tôi loại vì năm 1969 không phải là năm nhuận, nên tháng 2 không thể có ngày 29, 30 được, chỉ còn lại A và B.
Lúc còn nhỏ đi học thì tôi nhớ là đáp án B, nhưng không hiểu tại sao khi tôi lớn lên thì lại nghe ông Hồ chết vào ngày 2/9, tức là đáp án A. 
Theo lôgíc chắc người ta nhớ lộn nên nhớ lại, cái sau đúng hơn cái trước. Tôi quyết định chọn đáp án A.

Lại Khoái Mì reo lên:
- Chúc mừng bạn ! Đáp án A là đáp án đúng. Thời gian đó đang chiến tranh nên người ra nhầm lẫn lung tung. Nhưng không sao, nhầm năm ba ngày thì mới đáng nói chứ nhầm có một ngày cũng là chuyện thường. Bạn đã vượt qua câu hỏi số 1. Và tiếp theo là câu hỏi số 2:

2. Chị Võ Thị Lục khi bị giải ra pháp trường, mặc dù bị địch trói chặt hai tay. Nhưng chị vẫn hái hoa cài lên mái tóc. Vậy chị hái bằng bộ phận nào trong cơ thể:
A/ Bằng miệng B/ Bằng tay C/ Bằng chân D/ Nhờ người khác hái giùm

Sau khi đọc xong câu hỏi, Ngô Bảo Châu có phần lúng túng. Lại Khoái Mì gợi ý:
- Không biết bạn có biết gì về chị Võ Thị Lục hay không?

Ngô Bảo Châu trả lời: 
- Tôi có biết ! Tôi cũng đã được học qua về chị ấy, người con gái đất đỏ gì gì đó...

Lại Khoái Mì hơi cười cười :
- Vậy bạn sẽ phân tích, nhận định và chọn đáp án nào?

Sau một hồi trầm ngâm, Ngô Bảo Châu lên tiếng:
- Tôi là giáo sư toán học nên tôi sử dụng phương pháp loại suy
B chắc chắn là không phải, vì tay bị trói không thể nào hái hoa được.
D cũng bị loại luôn, vì một người kiên cường, căm thù giặc không thể nào nhờ kẻ thù dẫn mình ra pháp trường hái giùm được.
Còn A và C nhưng tôi loại A vì nghĩ rằng hoa trên cao không thể nào hái bằng miệng.
Vì vậy tôi chọn đáp án C là hái bằng chân.

Lại Khoái Mì không kềm chế được xúc động:
- Giỏi ! Quá giỏi ! Không hổ danh là giáo sư toán học. C là đáp án đúng.
Chị Lục là một người võ nghệ cao cường, chị có thể phi lên mái nhà một cách dễ dàng. Chị lại có ngón liên hoàn cước cực kỳ lợi hại, việc tung một cú đá cao khỏi đầu chị là quá đơn giản đối với chị. Chị đã có mong muốn tham gia vào đoàn xiếc sau khi kết thúc chiến tranh. Vì vậy chị đã dùng chân hái hoa và cài lên mái tóc.

Người dẫn chương trình Lại Khoái Mì nói tiếp:
- Giáo sư Ngô Bảo Châu quả là danh bất hư truyền.

Dưới trường quay tiếng vỗ tay vang lên không ngớt.

Rồi cứ thế, cứ thế, giáo sư Ngô Bảo Châu từng bước từng bước thầm vượt qua từng câu hỏi để tiến về đích với câu hỏi thứ 15, câu hỏi cuối cùng để đoạt giải thưởng 15 tỷ đồng mà không tốn bất cứ một quyền trợ giúp nào cả.

Câu hỏi thứ 15 được hiện ra trên màn hình:

15. Biệt phủ được xây bằng nguồn tiền nào ?
A/ Lương công chức B/ Chạy xe ôm
C/ Bán chổi đót C/ Làm giá đỗ

Cả trường quay im phăng phắc không một tiếng động. Giáo sư Ngô Bảo Châu mặt tái xanh. Lại Khoái Mì liền gợi ý:
- Hay là giáo sư sử dụng quyền trợ giúp đi.

Sau một hồi suy nghĩ, Ngô Bảo Châu lên tiếng:
- Trong 4 đáp án này tôi không thiên về đáp án nào cả. Vì vậy tôi xin không sử dụng quyền 50-50 vì nó không có ý nghĩa gì cả.
Tôi xin được sử dụng quyền hỏi ý kiến khán giả.

Kết quả ý kiến khán giả như sau:
A/ 25% B/ 25% C/ 25 % D/ 25%

Ngô Bảo Châu thể hiện sự lúng túng thấy rõ, mồ hôi trán nhỏ giọt, lẩm bẩm:
- Gì vậy trời ! Phải cố gắng bình tĩnh thôi !

Ngô Bảo Châu nói nhỏ:
- Tôi xin được sự trợ giúp của tổ tư vấn tại chỗ. Cả trường quay im phăng phắc. 

Một lúc lâu, một cánh tay rụt rè đưa lên :
- Tôi nghĩ là đáp án A, lương công chức.

Lập tức tiếng rầm rì xuất hiện, có người nói lớn:
- Tào lao, lương công chức ba cọc ba đồng, làm lãnh lương 100 năm không ăn, cũng không đủ tiền xây biệt phủ.
...
Lại một cánh tay khác thập thò:
- Dạ ! Tôi nghĩ...tôi nghĩ là ...là ... chạy xe ôm.

Một tiếng la lớn dưới trường quay:
- Địt mẹ ! Đừng nói náo nghe mày ! Ông đây chạy xe ôm gần 20 năm mà chưa mua được miếng đất cắm dùi. Bộ tính chửi xỏ ông hả ? Ông chiến luôn với mày bây giờ !

Đám đông nhốn nháo, mọi người bắt đầu tranh cãi, chửi bới lẫn nhau.
Chợt một người đứng bật dậy:
- Tôi nghĩ chắc là buôn chổi đót ! Tôi nghe một ông cán bộ nào to lắm nói với báo chí. Cán bộ ta thì trung thực, báo chí ta rất đàng hoàng. Có thể tin được.

Tiếng người hét lên:
- Tiên sư bố mày ! Nhà ông đây nà đại ný chổi cho cả miền Bắc mà còn đếch có biệt phủ. Mày nại định lói móc ông à! Ông cho mày một trận bây giờ!

Từ tổ tư vấn , một cánh tay giơ lên :
- Làm giá đỗ..

Từ phía dưới khán giả , giọng một bà tru tréo :
- Tiên sư nhà mày. Bà mày nàm giá đỗ hơn 50 năm rồi chưa đủ tiền xây chuồng nợn . Mày nói móc háng bà hử , bà úp máng nợn nên đầu mày.

Ngô Bảo Châu thấy tình hình căng quá, có thể xảy ra xô xát nên lên tiếng:
- Xin mọi người im lặng ! Trước tình hình này, tôi sẽ sử dụng quyền trợ giúp cuối cùng là hỏi người thân.
Trước câu hỏi quá khó này, chưa chắc người tôi nhờ trợ giúp có thể trả lời đúng.
Tuy nhiên, nếu tôi thất bại, thì tôi vẫn biết được đáp án từ chương trình.
Tôi thấy trong 4 công việc này, việc nào cũng dễ dàng hơn nhiều so với việc giảng dạy toán học. Tôi tuyên bố sẽ bỏ nghề, theo đuổi một nghề mới trong bốn nghề này để nhanh chóng có biệt phủ, đỡ bị vợ con càm ràm.

Quay sang Lại Khoái Mì, Ngô Bảo Châu nói nhỏ:
- Cho tôi sử dụng quyền gọi điện thoại cho người thân.

Lại Khoái Mì hỏi lại:
- Vậy bạn sẽ gọi cho ai ?

Ngô Bảo Châu :
- Tôi xin gọi cho chị của tôi là Ngô Bảo Bối. Chị của tôi là một người thông kim bác cổ, cũng đã từng viết nhiều bài đăng trên mạng xã hội, được nhiều người biết đến.

Lại Khoái Mì nối máy đến Ngô Bảo Bối:
- A lô ! Xin cho hỏi đầu dây bên kia có phải là Ngô Bảo Bối không ạ ? Có giáo sư Ngô Bảo Châu cần chị trợ giúp trong vòng 30 giây vừa hỏi vừa trả lời.

Ngô Bảo Bối trả lời:
- Tôi đang làm việc, nhưng 30 giây thì tôi cố gắng. Nối máy nhanh cho tôi.

Ngô Bảo Châu:
- Em gọi cho chị từ trường quay. Biệt phủ được xây từ nguồn thu nhập nào?
A..., B..., C..., D... ?

Ngô Bảo Bối trả lời nhanh như máy: 
- Không em ơi ! Nó được xây từ mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân đấy em ơi!
Thôi! Thôi! Chị phải lo làm việc tiếp đây, kiếm 15 củ trả nợ vì mượn tiền đóng phạt hành chính do viết bài đăng FB dính an ninh mạng.
Bị đuổi việc thì tiêu đời chị !

Giáo sư Ngô Bảo Châu nghe đến đây hét lên một tiếng thất thanh và quay người chạy như ma đuổi ra khỏi trường quay, bỏ lại đám đông đang ồn ào tranh cãi, đánh nhau ì xèo và tay Lại Khoái Mì í ới gọi theo :
- Ơ kìa.. Chạy đi đâu thế ?

Ra khỏi trường quay, Ngô Bảo Châu đứng lại thở phào, thầm nghĩ: May cho ta quá , ta mà nói ra là.. chết chắc !

Fb Thuận Thái Trần

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025