Khắp Cả Quê Hương Đầy Rác Rưới

Khắp Cả Quê Hương Đầy Rác Rưới
Sau ngày  Festival Biển Nha Trang 22/6/2023

Cầu Muối Quang

Có thể cái status (trên FB) này làm phật lòng một số người bạn, nhưng đành chịu vậy.

Nhạc sĩ Phan Văn Hưng, trong nhạc phẩm "Chúng Đi Buôn " đoạn điệp khúc có câu này :
" Rồi một hôm, em lên non cao, trông về xa núi rác ngập sầu, những thành phố chen chúc bụi nâu, nơi kiếp người, tranh thủ niềm đau"

Không riêng gì những thành phố lớn, mà bây giờ ở quê hương này, từ hang cùng ngõ hẻm cho đến sông ngòi, biển rộng, rừng sâu, nơi nào cũng có rác, từng đàn chuột to hơn những con mèo, nghênh ngang chạy khắp nơi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.

Nếu ngày mai bạn ra đường, ngay từ đầu ngõ nhà bạn, cho đến nơi mà bạn định tới, bạn làm thử một lần tính nhẩm, xem có bao nhiêu đống rác.

Có bao giờ bạn thử hỏi vì sao lại có cảnh này nhỉ?

Quê hương bắt đầu từ cái nhà của bạn, rồi đến xóm làng, thị trấn.

Phong cảnh, quê hương có xinh đẹp, sạch sẽ thì chúng ta mới yêu thương, quý trọng đúng không?

Một căn nhà sạch sẽ, ngăn nắp, ấm cúng thì chúng ta mới thích quay về sau những giờ làm việc mệt mỏi, thì đất nước cũng vậy thôi. Những người khách phương xa họ đến quê hương mình, cái ấn tượng đầu tiên của họ là rác, và vì phép lịch sự họ không nói, bởi họ là những người văn minh, nhưng trên các diễn đàn của họ, thì khi đọc những dòng nhận xét về quê hương của chúng ta, thật lòng chỉ muốn độn thổ, mà bốtiênsư nó, đất cũng đầy rác, chỗ đếch đâu mà chui?
Nếu các bạn có dịp, nhìn lại những hình ảnh xưa, xưa chỉ gần 50 năm , ghi lại cảnh quan của miền Nam Việt Nam, bạn có bao giờ để ý rằng: mặc dù là cảnh chợ búa, làng quê ,bạn có thấy là ít rác đúng không?

Vì sao như thế, thưa rằng nó là kết quả của sự ý thức đó bạn.

Sự ý thức này được hình thành từ sự giáo dục qua đời sống thường ngày ở gia đình, học đường, làng xóm, khu phố.

Những ngày tổng vệ sinh, những phong trào phát quang, dọn dẹp lùm cây, bụi cỏ, xịt D DT, chống muỗi mòng..v.v.v đã góp phần không nhỏ trong việc gìn giữ quê hương xinh đẹp, tránh được rất nhiều bệnh tật.

Công sức này là của các vị làm ở trong bộ y tế, giáo dục và Biệt Đoàn Xây Dựng Nông Thôn của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Bên cạnh đó là sự giúp sức tận tình của các đoàn thể tôn giáo như:
Thiếu Nhi Thánh Thể, Gia Đình Phật Tử, Hùng Tâm Dũng Chí và Hướng Đạo Sinh.

Thượng bất chính, hạ tắc loạn

Dưới chế độ cộng sản, bọn lãnh đạo là những kẻ không có tài, không có tâm và không có lòng yêu thương đất nước, cho nên đã tạo ra một xã hội mà con người chỉ biết đến mình, mặc kệ chuyện chung quanh.

Dưới chế độ này không có chỗ để cho các đoàn thể dân sự, có thể cống hiến mà không được phép của nhà cầm quyền.

Hàng năm họ ngửa tay nhận hàng chục triệu dollars của các quốc gia phương Tây để giúp cải tạo môi trường, ngăn ngừa bịnh tật,những đồng tiền đó chui vào túi của những kẻ cầm quyền.

Bọn này bày mưu tính kế: để dàn cảnh qua mặt những quốc gia viện trợ cho Việt Nam bằng cách tổ chức những phong trào à ới, để được giải ngân và nhân lực góp phần trong những trò ma quỷ này là những đoàn viên thanh niên cộng sản ngây thơ vô tội, chúng nó là con cháu của chúng ta, tay không, đầu trần đi nhặt rác, mặc kệ có thể đạp miểng chai, đụng kim nhiểm HIV.

Bọn cầm quyền Việt cộng chỉ cần chụp hình, viết báo cáo láo để nhận tiền

Những người ngoại quốc, có lòng sắn tay áo để dọn dẹp rác rưởi thì bị chúng ngăn chặn và trục xuất ra khỏi nước.

Khắp cả quê hương đầy rác rưởi.

Ai người tri thức động lòng không?

Sống ở đây, quăng cái tàn thuốc xuống đường, bị 150$ dollars tiền phạt, bị phạt riết rồi sợ, thành ra phải kiếm cái thùng rác để bỏ vào.

Về Việt Nam, vào quán cà phê xin cái gạt tàn ,bạn sẽ bắt gặp một cái nhìn rất là lạ.
Những cặp mắt của bọn học trò nhà quê trợn tròn khi "ông thầy" giang hồ là tôi, nói rằng:
- Cái bao nylon nó cần đến 1000 năm mới bị tiêu hủy, các con có biết không?

Ở Việt Nam, mua cái gì cũng có bọc nylon, và những cái bọc nylon đó, nó nằm ở tất cả mọi nơi, nó bay lên trời, thay thế những cánh diều tuổi thơ lộng gió khi trời nổi gió, nó theo giòng nước tuôn ra biển, thay thế những con mực, con sứa dọc những bờ biển xinh đẹp.

Nhìn cái miệng của con bé con xinh ơi là xinh, chùi miếng giấy vào mồm cho sạch, rồi thản nhiên quăng xuống đất.

Từ chuyện bé nó dẫn đến chuyện to

Đối với những thằng con lớp ba trường làng, thuộc đảng cộng sản, đang thống trị đất nước, thì đối với chúng, cái gì khuất mắt là sạch, cái gì trôi ra biển là xong, cái gì bay lên trời thì kệ.

Ới cái đùngựa chúng nó, có bao giờ chúng nó ngồi trên máy bay, nhìn xuống bầu khí quyển ở dưới, để thấy những vùng mây vàng khè, bao phủ quê hương chưa?

Những đám mây này là hậu quả của đốt rác, của khói nhà máy thải lên trời, chỉ chờ mưa xuống lại trở về đất, trôi theo những dòng sông, chui vào những lu nước của người dân, và mang theo acid. hậu quả như thế nào, thì cứ nhìn tôm nuôi chết hàng loạt, nhìn những con người giống con vật, nằm la liệt trong những bịnh viện thì rõ.

PS: Xin lỗi đã làm bạn không được vui buổi sáng.

Nhưng hãy bắt đầu bằng chính cá nhân mình, bỏ rác vào túi đem về nhà nếu có thể, hoặc kiếm thùng rác mà bỏ vào.

Các bạn hãy so sánh những tấm hình xưa và nay,rồi tự nhận xét.

Tôi đi làm trâu

Cầu Muối Quang
Nguồn FB










Chúng Đi Buôn  (Phan Văn Hưng - Nam Dao)


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180