Người Miền Nam mà kêu thổi cơm

Người Miền Nam mà kêu thổi cơm

Nguyễn Gia Việt

1. Hôm kia coi phim có cốt truyện rặc Miền Nam nghen hôn. Cảnh Miền Nam, phong tục Miền Nam nhưng sao mà có câu kỳ cục quá hà?
- Vợ thằng út đâu vô đây má biểu chút! Con mau ra nhà sau thổi gấp nồi cơm lát nhà mình có khách.

2. Sáng đọc báo thấy đại biểu QH nói giữa nghị trường về bán nhà mà "bị thổi".

3. Đi cafe ôm hay ra đường đụng mấy em kêu "Anh ơi! thổi hôn em thổi dùm cho?". Rồi chồng quen thói đi bậy về nhà kêu vợ "thổi anh đi em!" làm bả phản ứng.

Thổi là cái gì?

Động từ thổi ở Tiếng Việt có nghĩa là lấy hơi trong người phát ra hơi gió từ miệng. Thí dụ thổi tắt đèn hoặc thổi bong bóng.

Không biết cái nghề bán bong bóng này xuất hiện ở Sài Gòn hồi nào nữa?Từ thổi bong bóng bằng miệng,rồi ống bom,bàn thổi ,sau có hai bình khí Heli hoặc khí Hydro bơm cho bong bóng bay.

Thổi còn một nghĩa nữa là gió thổi. Chữ Hán là phiêu 飄
        "Hôm nay gió thổi hiu hiu
        Nắng mai ai biết, mưa chiều ai hay"

Thổi là âm Việt 100%
        "Gió năm non thổi lòn hang dế
        Hỏi anh học trò mưu kế để đâu?"

Vậy còn "thổi cơm"?

Cô giáo sau khi lên phòng giáo dục hỏi mới giải thích rằng "bà nội thổi cơm", "bà thổi xôi" là nấu cơm và nấu xôi.

Dạy học trò thi thổi cơm, nó nghĩ là vừa chạy vừa há mỏ thổi cơm cho nguôi.

Bà nội nấu xôi thì cứ nói nấu xôi,b à ngoại nấu cơm thì cứ nấu cơm. Quá dễ hiểu.

Người Miền Nam không có mập mờ chữ thổi lạm dụng kiểu đó, cái nào là nấu ra nấu, cái nào thổi ra thổi, cũng như chị của mẹ là dì, anh của ba là bác, chồng dì hay cô là dượng, không có cảnh ai cũng bác như người Miền Bắc.

Ngôn ngữ Bắc,Nam khác hết trơn

Người Miền Bắc gọi cái bát thì Nam Kỳ xài cái chén trong ăn cơm. Bắc dùng bát nhỏ để ăn cơm ,bát lớn dùng đựng canh
        “Có con mà gả chồng gần
        Có bát canh cần nó cũng đem cho”

Nhưng người Nam thì khác,không có xài bát, người Nam xài chén ,chén để ăn cơm và tô để đựng canh.

Trong một truyện ngắn của Hồ Trường An ổng viết vầy:
"Bà Tư Hơn, một hôm nọ đến thăm bà Biện Giang, bảo thầy Hán Sơn:
– Dì không hiểu tại sao cháu lại lấy vợ Bắc Kỳ? Tụi Bắc Kỳ không biết nấu cơm, mà cũng không biết ăn cơm
Thầy Hán Sơn lấy làm lạ:
– Thưa dì, sao lạ vậy? Chẳng hay họ nấu món gì và ăn món gì?
– Họ chỉ biết thổi cơm và xơi cơm thôi, cháu”

Kết luận:

Nam kêu nấu thì Bắc kêu thổi, biết rõ là vậy mà mỗi khi nghe "thổi cơm", "thổi xôi" là người Miền Nam cứ lấy cái miệng thổi cho nó nguội không hà.

Chữ "thổi xôi" và "đồ xôi" của Miền Bắc lại khác kiểu người Miền Nam nấu xôi và "xôi nếp". Nấu xôi là bỏ nếp vô nước nấu như cơm và ra cơm nếp. Còn "xôi nếp" là bỏ nếp vô cái xửng hấp cách thủy.

Ác nghiệt là sách giáo khoa lại lấy cái chữ "thổi" của người Bắc làm chuẩn dạy cho học sinh Miền Nam. Thành ra phim ảnh Miền Nam mới có cảnh không giống ai là cảnh Miền Tây mà má chồng kêu con dâu "vô thổi cơm đi con".

Rồi nay lạm dụng ra tới Quốc Hội thổi này thổi nọ. Sao không nói rõ ràng là "nâng giá đất" ? 

Thổi ,thổi khổ quá đi!

Nguyễn Gia Việt
Nguồn FB

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025