Ngày Tang Yên Bái 17-6-1930

Ngày Tang Yên Bái 17-6-1930
 
Hùng Ca Yên Bái - Thơ Phan Huy

Cầu Muối Quang

    
    "Đoạn đầu đài sau sau, trước trước bước thung dung.
        Gớm gan thị tử như qui, mặc cây cỏ máu tươi thêm chói chói.
        Tuy kim cổ hữu hình thì hữu hoại.
        Sóng Bạch Đằng, mây Tam Đảo, hơi sầu cuồn cuộn .
        Bóng rồng thiêng đành ông Học xa xôi.
        Nhưng sơn hà còn phách ắt còn linh
        Voi nàng Triệu, ngựa nàng Trưng, khí mạnh nhơn nhơn
        Hình hạc gió hãy cô Giang theo đuổi "


Tạm dịch ra tiếng Việt:
        "Những người xưa lên đoạn đầu đài những bước thung dung
        Xem cái chết nhẹ như bông thiệt là đởm lược 
        Sóng Bạch Đằng, mây Tam Đảo non nước nhuốm màu tang
        Hồn ông Học nhập vào sông núi .
        Dòng lịch sử, mảnh sơn hà bao phen máu nhuộm
        Kìa bà Trưng ,bà Triệu, nhi nữ phất cờ thiêng, 
        và tiếp nối là cô Giang, cô Bắc."
 
Cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp năm 1930 của Quốc Dân Đảng thất bại. Hơn 1500 người bị đem ra xét xử, 35 người bị kết án tử hình, hàng trăm người bị kết án chung thân khổ sai, và nhiều người bị án đày biệt xứ ở Côn Đảo và Tân Đảo.

Nhiều người đã bị giết hay tự tử trong tù, chưa kể những người tử trận trong đêm 9-2 rạng sáng 10-2 năm 1930 và những ngày sau đó.

Suốt năm 1930, giặc Pháp liên tục đưa ra tòa đại hình, để xử các đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng do ông Nguyễn Thái Học làm Đảng Trưởng.

Có bảy người bị xử tử hình ở độ tuổi 20 , người già nhất trong ngày tang Yên Bái này là một nông dân 37 tuổi,và vị Đảng trưởng chỉ 28 tuổi.

Cũng trong thời gian đó, đảng cộng sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo, trốn chui ,trốn nhủi.

Thậm chí còn bắt tay với kẻ thù, báo cho bọn phòng nhì pháp, bắt giữ, thủ tiêu những người yêu nước không thuộc đảng cộng sản của họ.

Cuộc xử chém đảng viên Quốc Dân Đảng Việt Nam, đã làm rúng động dư luận ở Pháp. Cái gọi là Tòa Đề Hình, không có trong hệ thống tư pháp của nước Pháp , mà chỉ được áp dụng tại các thuộc địa mà thôi, kể cả cái máy chém mới được chế tạo cũng được đưa qua để xử dụng tại nước chúng ta thời đó.

Ông Phó Đức Chính, là người duy nhất không chống án, và đòi được nằm ngửa nhìn máy chém rơi xuống cổ mình như thế nào. Ngày bị giặc chém, ông ấy chỉ mới tròn 23 tuổi.

Cô Giang 22 tuổi, người vợ chưa cưới của ông Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng. Sau khi chứng kiến việc đền nợ nước của chồng, lẳng lặng về quê chồng , tự sát bằng chính khẩu súng mà người chồng anh hùng đã tặng cho mình , sau khi để lại cho đời hai câu thơ bi tráng:
        "Quốc kỳ phất phới trên thành
        Tủi thân không được chết vinh dưới cờ".

Cô Bắc 19 tuổi, bị xử 5 năm khổ sai,15 năm biệt xứ.
Không ai biết về cuộc đời của Cô Bắc sau này ra sao?
Cô ấy bị tù ở đâu ? Côn Đảo, Tân Thế Giới?

Sách vở đã bị bọn cộng sản chúng đốt sạch, những trang lịch sử hùng anh của cha ông theo khói bụi cháy tan tành. Chúng sửa đổi, ngụy tạo lịch sử, hàm hồ nhận vơ công trạng, phủi tay chối tội tiếp tay với giặc, giết hại đồng bào. Đó chính là bộ mặt thật của đảng cộng sản tay sai giặc tàu này.

Dưới sự thống trị của cộng sản, hỏi có bao nhiêu lứa học trò, biết Nguyễn Thái Học là ai?
Việt Nam Quốc Dân Đảng là tổ chức nào?
Duy nhất ở Sài Gòn chúng giữ lại tên con đường Nguyễn Thái Học ở quận Nhất.
Con đường này bây giờ nó trở thành cái gì không biết, và chắc chắn những đứa trẻ lớn lên cũng không thắc mắc tìm hiểu ông Nguyễn Thái Học là ai?
Cảm khái cách gì đâu khi đọc lại những dòng lịch sử hùng anh, bi tráng, của dân tộc.

Hơn 90 năm trước, tuổi trẻ Việt Nam đã hùng anh tiết liệt hơn nhiều, so với tuổi trẻ Hong Kong những năm vừa qua.
        Quê hương nghìn dặm thẳm
        Non nước một màu tang.
        Nào ai tỉnh, nào ai say
        Cùng ta rót một hồ trường.
        Ngày Tang Yên Bái .
        Cúi đầu bái lạy tiền nhân

Cầu Muối Quang
Nguồn FB

Xem Thêm:

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180