Đọc Và Suy Ngẫm - Nguyễn Ái Quốc có chết vì lao phổi ở nhà tù HongKong năm 1932?

Đọc Và Suy Ngẫm 
Nguyễn Ái Quốc có chết vì lao phổi
ở nhà tù HongKong năm 1932?


Phương Nguyễn

Các tài liệu trong văn khố của nhà cầm quyền Anh ở HongKong, Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) bị Cảnh sát HongKong bắt giữ năm 1931, mang bệnh lao trầm trọng được chữa trị trong một bệnh viện bài lao, và đã chết năm 1932.

Các lý chứng, chứng minh Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) bệnh lao phổi chết trong nhà tù Hongkong là có cơ sở khả tín, rất thuyết phục.

- Một là có ít nhất bốn văn kiện nói Nguyễn Ái Quốc mắc bệnh lao do vi trùng Koch tấn công là bệnh nan y thời đó, và thuốc đặc trị bệnh lao Streptomycine do nhà Vi Trùng Học người Mỹ, Albert Schatz tìm ra ngày 19/10/1943 và mãi đến khoảng năm 1946 -1947 mới được đưa vào điều trị thử nghiệm.

- Hai là sự kiện Nguyễn Ái Quốc chết có báo Sự Thật (Pradva) của đảng cộng sản Liên Xô, báo Nhân Đạo (L’humanite) của đảng cộng sản Pháp, báo Lao Động (The Daily Worker) của đảng cộng sản Anh… đưa tin. Đặc biệt là nhóm du học sinh Việt Nam theo học tại đại học Phương Đông ở Moscow cử hành lễ truy điệu Nguyễn Ái Quốc, có cả đại biểu quốc tế cộng sản đến chia buồn.

- Ba là có một văn kiện quan trọng thừa nhận Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát vào giữa năm 1932 tại nhà tù Hồng Kông và được viết rất rõ trong tập 4, văn kiện đảng toàn tập, trong bài “Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương” có đoạn như sau:
“Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người thống nhất đảng cộng sản Đông Dương đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong nhà tù địa ngục ở Hương Cảng".

Tác giả viết văn kiện trên là ông Hà Huy Tập, tổng bí thư đời thứ 3 của đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1937-1938. Người cùng với Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai tham dự đại hội VII quốc tế cộng sản ở Moskva năm 1935.

Ông Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai bị Pháp bắt và bị xử bắn năm 1941, cùng năm với Hồ Chí Minh (Hồ Quang) đến hang Pác - Bó ở biên giới Việt - Trung.

Tài liệu này trong kho lưu trữ trung ương đảng và được website báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam, là cơ quan ngôn luận chính thức của trung ương đảng cộng sản Việt Nam, đăng tải ngày 10/6/2003.

Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc hay không phụ thuộc nhiều vào sự sống chết của Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc). Do đó, cộng sản quốc tế, cộng sản Tàu và cộng sản Việt, khi quyết định chọn tên mang bí danh Hồ Chí Minh nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc thì năm 1948 chúng bịa ra quyển tự truyện “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch” và bịa ra thêm nhiều hư cấu ly kỳ phủ nhận mọi thông tin Nguyễn Ái Quốc chết trong nhà tù HongKong mà đảng đưa tin trước đó để lừa bịp người Việt Nam.

Cụ thể như 2 cuốn tự truyện Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch và Vừa Đi Đường, Vừa Kể Chuyện không thuyết phục được mọi người tin rằng Nguyễn Ái Quốc không chết vì bệnh lao phổi ở nhà tù HongKong.

Do đó để cho Nguyễn Ái Quốc chết đi sống lại. Bồi bút cộng sản phủ nhận sạch trơn những thông tin Nguyễn Ái Quốc chết ở nhà tù HongKong và bịa ra chuyện Nguyễn Ái Quốc được luật sư Loseby cứu thoát chạy về Nga năm 1933 như sau:
“Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.

Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của đảng cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương đảng cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường đại học Staline.

Trong buổi lễ này, có một số chiến sĩ cách mạng của ta đang có mặt tại Mạc-tư-khoa cũng tới dự và khóc thương.

Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân Đạo, cơ quan trung ương của đảng cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng và trung ương đảng cộng sản Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập đảng cộng sản Pháp…”

Chuyện bịa Nguyễn Ái Quốc không chết vì lao phổi ở HongKong của cộng sản có ít nhiều thuyết phục nhưng đã bị cái bịa khác trong các văn kiện đảng và các bộ sách Hồ Chí Minh Toàn Tập, Hồ Chí Minh Biên Niên Sử lột ra trần trụi những điều bồi bút bịa ra:
“Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc với bí danh Lin đã có mặt ở Liên Xô. Ông dự Đại hội lần thứ 7 quốc tế cộng sản từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 20 tháng 8 năm 1935, nhưng không được bầu vào ban chấp hành trung ương của quốc tế cộng sản. Đại diện của Việt Nam tại ban chấp hành này là Lê Hồng Phong”.

Theo một số bài viết của một số nhà sử học Việt cộng bịa ra, Lin (Hồ Chí Minh) bị ép buộc phải ở lại Liên Xô và bị giam lỏng hoặc nói nhẹ hơn là bị kỷ luật, do bị nghi ngờ về lý do Lin được nhà cầm quyền Hương Cảng trả tự do…

Năm 1933 Lin (Nguyễn Ái Quốc) có mặt ở Moskva. Năm 1934 Hà Huy Tập và năm 1936 Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai...mới về nước. Cũng trong thời gian này các học sinh người Việt Nam không tiếp tục sang Liên Xô nữa và Lin vẫn còn ở Liên Xô đến năm 1938 mới về Trung Quốc.

Liên quan đến bí danh Lin mà cộng sản cho là bí danh của Nguyễn Ái Quốc và cũng là bí danh của Hồ Quang, thiếu tá bát lộ quân của quân giải phóng Trung Quốc, được nhà nghiên cứu sử Sophie Quinn-Judge, tác giả quyển “Hồ Chí Minh: The Missing Years, 1919-1941”căn cứ vào các tài liệu từ văn khố của đệ tam quốc tế viết:
“- Nguyễn Thị Minh Khai đến Moskva cuối năm 1934 khai nhận mình lập gia đình năm 1931, là vợ của Nguyễn Ái Quốc.

- Năm 1930, Nguyễn Thị Minh Khai gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến Thủy và sang Hương Cảng làm thư ký cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở văn phòng chi nhánh Đông Phương bộ của quốc tế cộng sản.

- Năm 1931, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông Phương bộ cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Moskva cùng với Lê Hồng Phong và thành hôn với Lê Hồng Phong vào năm 1935 ở Moskva”.

Như thế, nếu Nguyễn Ái Quốc không chết ở HongKong và có mặt ở Moskva thì không có lý do để Nguyễn Thị Minh Khai thành hôn với Lê Hồng Phong để sau này Hồ Chí Minh phải mang tiếng gian dâm, lấy vợ đồng chí.

Cũng như nếu nhân vật mang bí danh Lin là Nguyễn Ái Quốc, tất nhiên phải gặp Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai trước đó và trong đại hội VII quốc tế cộng sản, và nếu Nguyễn Ái Quốc còn sống thì không có lý do để tổng bí thư Hà Huy Tập viết láo như sau:
“Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người thống nhất đảng cộng sản Đông Dương đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong nhà tù địa ngục của Hương Cảng".

Từ các nguồn tài liệu tham khảo, đủ cơ sở để kết luận rằng, việc cộng sản quốc tế, cộng sản Tàu, cộng sản Việt cố phù phép cho Nguyễn Ái Quốc chết đi sống lại nhập vào Hồ Quang (Hồ Chí Minh) lộ ra nhiều khiên cưỡng rất trẻ con trong thời đại tin học, thông tin bùng nổ.

Phương Nguyễn
Nguồn FB

Nhận xét

Bài được quan tâm