Đọc Và Suy Ngẫm - Hồ Chí Minh mới có khả năng sáng tác Ngục Trung Nhật Ký chứ Nguyễn Ái Quốc thì không thể.

Đọc Và Suy Ngẫm
Hồ Chí Minh mới có khả năng sáng tác Ngục Trung Nhật Ký
chứ Nguyễn Ái Quốc thì không thể

Phương Nguyễn
Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) được loa đài tuyên giáo giới thiệu học chữ Nho từ bé nên tinh thông Hán học, có thể làm thơ bằng tiếng Tàu, nhưng không ai thấy bài thơ chữ Hán nào của Nguyễn Tất Thành từ bé cho đến năm 1942. Năm 1942 chính là năm, cộng sản nói Hồ Chí Minh bị tù ở Tàu cho ra đời “Ngục Trung Nhật ký”, làm cho nhiều người ngạc nhiên lẫn thán phục tài làm thơ tiếng Tàu trên trời rơi xuống của Nguyễn Ái Quốc.

Do đó có nhiều người ngờ vực đi sâu vào phân tích, tìm hiểu cặn kẽ, mới thấy có nhiều mâu thuẫn bất hợp lý từ hình thức đến nội dung của tập thơ Ngục Trung Nhật ký” và khả năng tiếng Tàu của Nguyễn Ái Quốc như:

- Một là tập thơ do nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội in năm 2003 theo bản gốc có ảnh chụp nơi trang bìa, ghi bốn chữ Hán, “Ngục Trung Nhật Ký”. Ở ngay bên dưới dòng chữ “Ngục Trung Nhật Ký”, có hai dòng niên biểu, là dòng đời của cuốn sách là 29.8.1932 và 10.9.1933 trong khi Hồ Chí Minh ở tù năm 1942 - 1943.

- Hai là theo báo đảng kể, ngày 14/09/1955 Hồ Chí Minh đến phố Bích Câu, Hà Nội duyệt nội dung triển lãm về cải cách ruộng đất đưa cho Nguyễn Việt, trưởng ban tổ chức cuộc triển lãm, bản thảo tập thơ “Nhật Trung Nhật Ký” nói:
“…Bác có cuốn sách này, chú xem có sử dụng được hay không?…” 

Vậy lúc Hồ Chí Minh được thả khỏi nhà tù, có được phép chính quyền Tưởng Giới Thạch hay Hồ giấu mang theo tập thơ tiếng Tàu. Và mười mấy năm bị săn lùng, trốn chui trốn nhủi, rày đây mai đó tập thơ này nằm ở đâu, ai cất giữ cho Hồ? 

 -Ba là nội dung tập thơ “Ngục Trung Nhật ký”có nhiều điểm không phù hợp với thân phận và khả năng Hán học của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc). Cụ thể là bài “Khán Thiên Gia Thi Hữu Cảm” diễn tả tâm trạng, cảm xúc của một người tình cờ nhìn thấy quyển sách giáo khoa, sách vỡ lòng thời thơ ấu của trẻ con Tàu, và Nguyễn Ái Quốc có kỷ niệm gì với Thiên Gia Thi để có đủ hoài niệm, biểu cảm, chất liệu để “xuất khẩu thành thơ”?…

        Khán Thiên Gia Thi Hữu Cảm
        Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,
        Sơn thuỷ yên hoa tuyết nguyệt phong,
        Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,
        Thi gia dã yếu hội xung phong.

Dịch nghĩa:
        Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp,
        Sông núi, khói, hoa, tuyết gió, trăng,
        Thời nay trong thơ nên có thép
        Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Cũng như suốt mấy mươi năm sống và hoạt động ở Việt Nam, Hồ Chí Minh lộ ra nhiều tư tưởng Tàu. Cụ thể là tư tưởng Tàu của Hồ lộ rõ trong bản di chúc ngay trong lời mở đầu.

Bên cạnh di chúc lộ tư tưởng Tàu, là khẩu hiệu “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” được đảng cho là tử tưởng Hồ Chí Minh.

Thực chất đó là tư tưởng của Quản Tử tức Quản Di Ngô hay còn gọi Quản Trọng, là tướng quốc triều vua Tề Hoàn Công thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu, nguyên bản như sau:
“Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã.

(Kế hoạch một năm không gì hơn trồng lúa; kế hoạch mười năm không gì hơn trồng cây; kế hoạch trọn đời (trăm năm) không gì bằng trồng người. Trồng một, gặt một, là lúa. Trồng một, gặt mười, là cây. Trồng một, gặt trăm, là người.)”

Có lẽ những tên buôn nước bọt Việt cộng chủ quan, tưởng nhân dân Việt Nam đều ngu xuẩn, mù não nên chúng tả cảnh “lờ mờ” về thời niên thiếu Hồ có học chữ Nho do cụ Nguyễn Sinh Sắc và các ông đồ Nho ở những nơi Nguyễn Tất Thành lưu lạc, tá túc dạy cho.

Thế nhưng, những ông bà bút nô biên soạn tiểu sử Hồ Chí Minh không dám nói rõ Hồ học chữ Hán bao lâu, bạn học có những ai và không ai thấy bút tích chữ Nho của Hồ (Nguyễn Ái Quốc) trước ngày được gọi là bôn ba “tìm đường cứu nước” và bút tích chữ Nho của Quốc trao đổi thư từ với nhà Nho cách mạng Phan Châu Trinh trong cuộc đời hoạt động gọi là cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?

Chúng ta chỉ thấy trong kho tài liệu của đảng, Nguyễn Ái Quốc trao đổi thư từ với cụ Phan Châu Trinh không viết bằng chữ Hán mà viết bằng chữ quốc ngữ với nhiều từ Hán - Việt như toàn văn bức thư dưới đây:

Hy Mã Nghi Bá đại nhân,
Cách lâu không tiếp được tôn tín, không hay bác hành chỉ thế nào và sự thể bên ta thế nào? Và cháu muốn biết như cháu có thể gặp bác trước lúc bác đi 11) hay không, vì cháu rất cần một ít tôn hội, xin bác trả lời liền cho cháu biết vì chừng nào trong tuần lễ cháu sẽ xuống tàu "đi chưa biết đi đâu". Kính chúc bác, M. Trường 12), em Dật 13) và các đồng bào yên hảo”.
C. Đ Tất Thành.
Số 10 Orchard Place, Southampton, England.

Với thời niên thiếu theo cha mẹ rày đây mai đó, thay đổi chỗ ở liên tục và chuyện học chữ Nho không liên tục thì Nguyễn Ái Quốc không thể viết tự truyện Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch và tập thơ Ngục Trung Nhật Ký bằng tiếng Tàu, một cách văn hóa bay bướm như văn nghệ sĩ người Tàu được. Dù văn nô bồi bút của cộng sản cố bịa ra rất nhiều ông đồ Nho dạy chữ Hán cho Nguyễn Ái Quốc, ngoài ông cụ thân sinh phó bảng Nguyễn Sinh Huy.

Qua các lý chứng, luận chứng, bằng chứng về khả năng tiếng Tàu của Nguyễn Ái Quốc vừa nêu chưa đầy đủ nhưng đủ cơ sở kết luận Nguyễn Ái Quốc không phải là Hồ Chí Minh và tập văn, tập thơ viết bằng tiếng Tàu không do Nguyễn Ái Quốc sáng tác…

Phương Nguyễn
Nguồn FB

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025