Người Việt Bốn Phương

Người Việt Bốn Phương *

Matthew NChuong

(*) Ở Trung Quốc, người Việt (có tên) gọi là "người Kinh".

1/ Có khoảng 5 triệu người Việt ở nước ngoài, cộng đồng lớn nhứt sống ở Mỹ (hơn 2 triệu), rồi ở Kampuchea, Nhựt Bổn, Đài Loan, Pháp, Úc, Gia Nã Đại (Canada), Đại Hàn, ở Bắc Âu v.v..

Người Việt ở nước ngoài tạo thành cộng đồng người châu Á hải ngoại lớn thứ năm, sau cộng đồng người Ấn, người Hoa, người Phi Luật Tân (Philippines), người Lebanon (Li-băng).
Tên tộc người là "VIET people", "VIET-Leute"..., là NGƯỜI VIỆT.

Bất luận tộc người nào cũng có tiếng nói, tên gọi của tiếng nói gắn với tên gọi của tộc người.

Người Việt thì nói TIẾNG VIỆT (chữ Nôm 㗂 越, phát âm hai chữ Nôm này, là: "tiếng Việt"), là "Vietic" (theo nhà ngôn ngữ học La Vaughn Hayes, định danh "Vietic" trong Ngữ hệ Nam Á: Austro-asiatic), Vietisch...



Ở những nước có cộng đồng người Việt sinh sống, vẫn thường có những khóa, lớp giảng dạy tiếng Việt. Bởi vì ngôn ngữ gìn giữ căn tính của tộc người (nhân tộc), tiếng Việt sẽ giúp gìn giữ căn tính của tộc Việt.

2/ (Riêng) Bên Trung Quốc, họ gọi là "người Kinh" - đối với cộng đồng sinh sống tại ba hòn đảo Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm ở Kinh Đảo (京岛), nay thuộc huyện Đông Hưng, thành phố cảng Phòng Thành thuộc Khu tự trị Quảng Tây.

Hình ảnh vị trí địa lý của vùng Tam Đảo

Để dễ hình dung về khoảng cách địa lý: Đông Hưng (Trung Quốc) nằm bên bờ tả ngạn của sông Bắc Luân (Ka Long), còn bờ hữu ngạn của sông này là thị xã Móng Cái, Quảng Ninh (Việt Nam).
Tiến trình của việc sinh sống nơi Kinh Đảo, như sau:

2a) Trước khi có Công ước Pháp-Thanh năm 1887, vùng có ba hòn đảo (nêu trên) thuộc Giang Bình, nằm trong thẩm quyền cai quản của nước Đại Nam. Triều đình Huế của Nhà Nguyễn đã cử quan chức đến đó để cai quản hành chánh.

Người Pháp, với vai trò bảo hộ nước Đại Nam (mà Pháp gọi thành "An Nam"), đã ký một Công ước với Đại Thanh, theo đó nhà Thanh nhượng bộ một số quyền lợi kinh tế cho Pháp trên đất Trung Hoa, còn Pháp nhượng lại vùng Kinh Đảo cho nhà Thanh.

2b) Cộng đồng người Việt cư trú nơi Tam Đảo (Vạn Vĩ, Vu Đầu, Sơn Tâm), kể từ năm 1888 trở đi, vậy là trở thành người dân trên lãnh thổ Trung Hoa.

2c) Theo Wikipedia, người Hoa gọi cộng đồng nơi Kinh Đảo này là "Yuè zú" (越族: Việt tộc), là "người Việt".

Cách gọi "người Việt" kéo dài đến năm 1958 thì bên Trung Quốc đổi sang gọi là "Jīng zú" (京族: Kinh tộc), "người Kinh".

Vì sao lại đổi sang tên gọi "người Kinh", Wikipedia không phân tích, mà chỉ ghi nhận cách gọi này xuất hiện từ năm 1958. (https://en.wikipedia.org/wiki/Gin_people)

2d) Tính từ năm ký Công ước Pháp - Thanh, chuyển giao vùng Kinh Đảo cho nhà Thanh, cho đến năm 1958: trong suốt 70 năm duy trì cách gọi cộng đồng nơi đây là "người Việt" (Yuè zú).

Từ năm 1958 đến nay (2024), 65 năm, đổi sang cách gọi tên là "người Kinh" (Jīng zú).

Hiện nay, "người Kinh" nơi đây có 1/3 không còn biết nói tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) mà nói tiếng Quan thoại (Mandarin) hoặc nói tiếng Quảng Đông (Cantonese), 1/3 "người Kinh" nói trộn lẫn tiếng Hán với tiếng Việt; chỉ còn 1/3 có thể diễn đạt hoàn toàn bằng tiếng Việt.


Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 179

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 180