TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM



Hoàng Trường Sa phụ trách

“Xóm Nhà Lá bây giờ, cái xóm đã tự ý dọn nhà qua TUDO vui thiệt, còm cũng chửi VC, làm mấy câu thơ con cóc, làm mấy câu sai vần lạc điệu, trúc trắc tùm lum cũng gào lên đây là đối cũng là để chửi VC luôn. Vui thiệt! Cũng không quên cám ơn cha già gân VNCH và cha Hai Saigon đã mần cái chòi khá đẹp”.

Ý kiến của còm sĩ LMTT, Hoàng Trường Sa đồng ý hoàn toàn.


CÂU ĐỐI

1) Vế xuất: Khế ngọt quá em mút say sưa, chụt chùn chụt, Khế Ngọt ... mắc cụt. (M-16)

-  Vế đối: Môi khai ghê hắn hun lụp chụp, hà hít hà Môi Khai … xì hơi. (HTS)


-  Vế đối: Chanh chua lè ả nhai sạch sẽ, ngon ngọt ngon, Chanh Chua … chồn lùi. (Nina)


2) Vế xuất: Da trắng vỗ bì bạch


-  Vế đối: Cụ Hồ luôn cộ hù (*) (HTS)

(*) “cố hù” nói theo giọng Nghệ!

- Vế đối: Cú Hồ chuyên cố hù  (HTS)

3) Vế xuất: “Trị quốc chi đạo, tiên cầu bình an, tái cầu cường thịnh”.

Lãnh tụ Trung Hoa Tôn Trung Sơn (tức Tôn Văn) đã dựa vào ý trong câu trên để đặt tên cho hai cháu nội là Tôn Trị Bình và Tôn Trị Cường.

4) Vế xuất:
Một vành đai, một con đường cụt, mộng chiếm hữu biển Đông như mây khói, tương lai dân Tàu cháo trắng hột vịt muối cầm hơi, ôi Tập Xì Dầu tan tành Trung Quốc mộng ! (M-16)

5) Vế xuất: Cô Hai Fish mặc áo bà ba đen, Đá Tảng ngộ cố nhân sướng mê hồn thấy em mặc áo vàng, Đá Tảng "về yêu hoa Cúc." (M-16)

- Vế đối: Cô Tám bán cá mặc áo ba lá, anh 16 tưởng là cá bắt đại hai con mà không trả giá, về nhà bị má nó chửi te tua. (Nguyên Thạch)

6) Vế xuất: Diễn đàn gì đâu mà ác ghê không cho sủa lại còn bị móc họng. (JMSS)


- Vế đối: Ông Ju Mong Sinh Sự hiền như Bụt, chửi Môi Khai chửi cả Đéo Cày. (M-16)


7) Vế xuất: Trảm Tổng thống mà dùng Cẩu đầu đao chết có chịu nhắm mắt không? (JMSS)

- Vế đối: Chặt đầu chó phải xài dao mổ chó mắt nhắm mở kệ mẹ nó. (M-16)

8) Vế xuất: Tổng Thống Donald Trump chỉ định Lọ Nghẹ xét xử Lọ Nồi có công bình lắm không? (JMSS)

- Vế đối: Anh Ba Tấn Dũng thay tên Đèo Ngang thành ra Đèo Đứng là hợp lý răng hử ? (*) (HTS)

(*) Nói lái tên “Đèo Ngang” và “Đèo Đứng”.

9) Kỷ niệm đẹp với ông Đá Tảng.

Vế xuất: Nguyễn Mị Dân, "Kim thiền thoát xác," treo đầu dê đốn mạt.
Blackjack, "Chỉ tang mạ hòe," bán thịt chó sân si. (M-16)


THƠ


Lời thanh xuân


Khi màu áo gọi mây chiều xuống thấp

Anh thả hồn trôi theo phố em qua

Mùa thu đi còn dáng tóc phai nhòa

Cây vẫn mãi mang nỗi sầu rụng lá

Con đường thức giấc chiều em rộn rã

Bước chân chim tay vẫy tóc che hồn

Ngày mai ơi, phố nắng có mù sương

Màu má vẫn nồng thơm buồng ngực trẻ


Anh vẫn đi dù biết mình không thể

Ngày đã lên đèn, đêm chẳng còn nhau

Nước mắt nào trôi hết nỗi thương đau

Anh vẫn giữ giọt sương chiều trên tóc

Cây cúi xuống thương đường xuôi bóng dốc

Anh – một lần qua đó – đã yêu em

Sẽ một lần tay lỡ hái ưu phiền

Thôi đành để tóc mình bay với gió

Khi qua đó chân cầu reo sóng nhỏ

Lời thanh xuân dạt bọt nước quanh bờ

Phấn son nào che bóng tối đường xa

Nên anh mãi chờ em chiều cuối phố


Con nước đó đã bao lần sóng vỗ

Chút tàn phai đậu xuống mép chân cầu

Chút sầu đau đọng lại giữa hồn nhau

Anh giữ lấy để mùa xuân xanh lá.


Hà Nguyên Thạch

(Nguồn: https://www.thica.net/tac-gia/ha-nguyen-thach/ )



 

Nắng Quê Hương

Đạp xe trong nắng, đường hanh vắng

Bỗng thấy thương thương mái tóc thề

Nhễ nhại mồ hôi tê chân đạp

Ai rãi niềm yêu khúc đường quê.

 

Nắng rực như thiêu đồng ruộng cháy

Đường nhựa xông lên hực khét mùi

Áo trắng nhẹ bay vờn trong nắng

Hương thoảng ngàn thơ vạt áo dài.

 

Em đi tỉnh học nâng kiến thức

Cố đạt cho xong mộng tương lai

Mười lăm cây số ngày hai bận

Nắng đốt gót tiên, héo hình hài.

 

Đôi mắt huyền xinh, môi mọng đỏ

Xin trời dịu nắng để ai kia

Bớt thèm cam ngọt pha nước đá

Mây ơi, đưa đón lối em về.

 

Mẹ nghèo chiu chắt tiền ăn sáng

Chỉ một gói xôi giá ba ngàn

Em cắt làm đôi xôi ngàn rưởi

Ngàn rưởi đồng kia giúp người nghèo.

 

Em đóa phong lan hương đồng nội

Đượm màu hoa tím ngát núi rừng

Tôi bước chân hoang tình lạc lối

Chủ Nhật vắng em nỗi sầu dâng.

 

Tôi vẫn đợi đây dưới gốc quau

Chiều tan trường học, gợi ý chào

Ngồi cả năm trời, quau nhẵn vỏ

Tình xa vời vợi tựa trăng sao.

 

Nhớ xưa, tôi xấp xỉ hai mươi

Đỏ hoe òa khóc, em chào đời

Giờ tỏa đậm đà hương mười tám

Tuổi anh tiến đến U bốn mươi.

 

Em còn ngây dại lắm người ơi

Biết vậy nên tôi chẳng ngỏ lời

Một chiều thu tím vàng chiếc lá

Âu yếm trao tôi một nụ cười.

Nguyên Thạch

 

Ta mơ ngày quê hương yên giặc

Học Vua xưa lãng mạn đôi lần

Vừa hát khúc vui đời thịnh trị

Vừa kẻ mày cho bạn trăm năm

M-16



Yêu

Từ vui chơi dạo đường trần
Tới hồi ngừng đập cũng ngần thanh xuân
Vẫn yêu như thể chưa từng
Mặc thời gian đã trăm lần bước qua

Lê Nam


Thả Thính...

Em hung dữ tựa bà chằng
Anh hùng chết mệt chung lòng nhớ thương
Tình mong manh tựa giọt sương
Trong mơ hình bóng quê hương ngày về

M-16

MOD Khò Khò

Nương hồn về phía trời xa
Tây Tàu Nga Mỹ ta bà rối beng
Dốc lòng vào cõi bon chen
Phương Đông bừng sáng bình minh nắng hồng

M-16

 


NHẠC

1) Françoise Hardy - "Tous les garçons et les filles



2) Hiền Thục - "Bảy Ngày Đợi Mong"


TIẾU LÂM

Đèo Ngang 

Anh Cả Lú "Đèo Ngang"

                                                           

Trên đường từ Bắc vào Nam phải qua đèo Ngang. Khi qua đèo, một đồng chí Bí thư Bộ chính trị lên tiếng : 

- Đất nước mình mấy trăm năm nay làm ăn không khấm khá chắc cũng tại cái đèo này. Nó nằm ngang chình ình nên tổ tiên ta đã đặt tên cho nó là Đèo Ngang. Chính vì vậy nên làm ăn không phất lên được.                      
                                                                          
Mọi người thắc mắc hỏi tại sao ? Một đồng chí Bí thư trẻ hăng hái phát biểu:    
- Có gì đâu mà không hiểu. Đèo Ngang là Đang Nghèo!  Nếu bây giờ mình đổi lại là Đèo Nghếch thì Đếch Nghèo.  
                                    
Thế là cả Bộ chính trị đồng ý đổi tên thành Đèo Nghếch. Thật là linh ứng. Sau vài năm, kinh tế phát triển đi lên, làm ăn khấm khá, dân chúng ấm no. Nhưng thói đời hể no cơm thì ấm cật, vì vậy dân số càng ngày càng tăng, mà lại tăng quá mức. Vì vậy Bộ chính trị họp khẩn cấp để tìm cách chặn đứng việc bùng nổ dân số. Nhưng tìm mãi vẫn chưa ra kế hoạch nào. Bổng một chú Bí thư già khọm đưa tay xin có ý kiến. Chú nói:
- Trước đây ta đổi Đèo Ngang thành Đèo Nghếch thì đúng là có hiệu quả như mong muốn, vậy nay ta lại đổi thêm một lần nữa xem sao vì cái tên nó nói lên cái đặc điểm của vùng đất địa linh nhân kiệt yết hầu của nước ta.  

Mọi người nhâu nhâu lên hỏi: 
- Nhưng mà ăn nhập gì tới việc kế hoạch hóa gia đình? À mà đồng chí định đổi thành tên gì ?      
                                                 
Chú kia trả lời tỉnh queo:
- Đèo Đứng !!!!!!!!!!!!   

(Lượm trên mạng)


Ngôn ngữ  "Giao hợp"


Thủ tướng "Giao Hợp"

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi, sau này là Thủ tướng, tuyên bố hùng hồn với nhân viên:
- Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!

Thấy mọi người ngơ ngác, hoang mang, sếp đập bàn cái rầm:

- Thời buổi này mà kém suy luận quá, này nhé “cụ tỉ” là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, “cô súc” có nghĩa là cô đọng và súc tích, thế thôi.

À, bây giờ thì mọi người đã hiểu. Ai cũng gật gù như mấy cô cậu trong đoạn quảng cáo thuốc tẩy giun. Như vậy, với sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng quá khứ thì phải gọi là dĩ khứ.

Rồi một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh:
- Các cô cậu đi “giao hợp” với người ta thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải điều kinh cho tốt.

Một số chị em đỏ mặt lí nhí hỏi lại liền bị sếp quát:
- Cấm nghĩ bậy! Tôi muốn nói ngắn gọn là “giao hợp” là giao lưu và hợp tác, nó cũng tương tự như “giao phối” thôi, còn “điều kinh” là điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Không lo làm ăn, toàn lo nghĩ bậy!

Phải thú nhận là một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của sếp, cũng nhờ chịu khó cùng nhau suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ. Ví dụ, một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng “phát tài để đầu lâu”, cả công ty xúm vào suy luận mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài.


Rõ khổ!

Với nguy cơ dịch tả vẫn đang phát, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì bệnh ấy nên sếp có lời khen chúng tôi đã “động phòng” rất tốt. Đã nhiều lần “đúc kinh”, chúng tôi hiểu ngay rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết “chủ động phòng tránh” dịch rất tốt sau nhiều năm "đúc kết kinh nghiệm"!

Cán ngố “động phòng" (chủ động phòng tránh)


Năm sắp hết, Tết sắp đến rồi. Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng phải có một chút “sáng tạo ngôn ngữ” khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng “ngoan cố”. Thế nào chúng nó cũng được sếp lì xì vì ngoan ngoãn và cố gắng!   Quý anh chị, thật chán cho một lũ người luôn tự hào và hãnh diện là "đỉnh cao trí tuệ".
 
Đảng viên "lẹo dối" (lươn lẹo và dối trá)

Trong một xã hội đầy rẫy những "băng huyết" (băng hoại huyết thống) trên mọi phương diện, và "lẹo dối" (lươn lẹodối trá) ở mọi lãnh vực, thì làm sao tìm được "lương thật" (lương tâm thật thà) nhưng chỉ thấy rặt một lũ "dương vật" (xiển dương vật chất) (promotion of materials). Chúng nó chỉ nằm hưởng thụ những "đại tiện" (vĩ đại của tiện nghi) mà chẳng bao giờ nghĩ đến việc "bảo lãnh" (bảo vệ lãnh thổ) cho thế hệ mai sau.

Chưa bao giờ chúng biết "ân ái" (ân cần và bác ái) với những người nghèo khổ mà chỉ biết "lột quần" (bóc lột quần chúng) mà thôi. Đó là một xã hội "rắm thối" (rối rắmthối nát) từ trên xuống dưới. Cả một lũ "lưu linh" (lưu manh và vô linh hồn) đang nắm vận mệnh nước nhà. Chúng nó đều là những tên "thất tiết" (thất học và không tiết tháo) thì làm sao đất nước "cường dương" (hùng cường và xiển dương) được. Ngày nào chúng nó còn "lãnh đồ" (lãnh đạo tiền đồ) ngày đó đồng bào chúng ta còn "khốn nạn" (khốn khổ là nạn nhân). Thôi, chúng ta đành phải "xây nhà cầu" (xây dựng nước nhàcầu nguyện) vậy.

"Bảo lãnh" (bảo vệ lãnh thổ)


Đảng "xây nhà cầu" (xây dựng nước nhà và câu nguyện)

Xin được bàn về việc dạy tiếng Tàu ở VN hiện nay. Ngoài việc học viết và hiểu nghĩa, chả biết VC có bắt học sinh nói tiếng Tàu nữa khôn. Nếu nói thì nói theo giọng nào?

Tôi nghe có chuyện là VC bắt học sinh phải thuộc câu nói của HCM: "Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công". Câu này toàn chữ Hán, nếu đọc theo giọng Quảng Đông thì nghe buồn cười lắm: "Xùn kít xùn kít tài xùn kít, Xình cống xình cống, tài xình cống". Tiếng gì mà toàn cứt đái và cống rãnh thế không biết, hôi quá !

Mọi người cười vang, một ông cao hứng kể thêm câu chuyện này : Tên mấy người đẹp, đọc giọng VN thì nghe dễ thương quá, thế nhưng đọc theo giọng Tàu thì vừa chói tai vừa sượng sùng, ví dụ :

- Tên Cô Diệp Bản Minh, Tàu đọc là "Dịp Pún Mằn". 
- Tên Cô Phan Hành Giai.,Tàu đọc là "Phún Nàng Cái". 
- Tên Cô Lâm sĩ Liên, Tàu đọc là "Lầm Xì Lần".

(Sưu tầm từ internet)

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025