TRANG THƠ NHẠC - VĂN CHƯƠNG - ĐIỆN ẢNH - TIẾU LÂM

Ảnh của JMSS


Hoàng Trường Sa phụ trách

 

CÂU ĐỐI

1) Câu đối trên mộ của cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vi tại núi Ngự Bình, Huế:

Chẳng có danh thơm mà để lại.
Làm chi xác thối phải chôn đi.

(Nguồn: Wikiquote)

2) Vế xuất đối của nhà thơ Tú Sót:

Vế xuất: Cam Bố Hạ ngọt mồm phường Bá Hộ. (Tú Sót)

[Chú thích: Bố Hạ là danh từ riêng, nổi tiếng có giống cam rất ngọt, theo âm Hán Việt thì Cam = Ngọt...Bá Hộ là một chức danh hàng Cửu Phẩm thời phong kiến, tuy nhiên ở đây dùng chữ Phường để thành một danh từ chung, đặc biệt Bố Hạ nói lái sẽ ra Bá Hộ]

(Nguồn: Wikiquote)


‘Trái tim lông’ tại Hồ Gươm - Hà Nội (Ảnh Internet)

3) Vế xuất :

a- Lá Diêu Bông hiện đại lông cứng như bờm ngựa, hình cánh bướm, trông đẹp hơn miệng Hồ Chủ Tịch. (M-16)

b- Lá Chà Bồn khác lá Diêu Bông, tròn tròn cong cong, cỏ hoa phơn phớt, Cô Sen Mệnh Phụ bình đẳng cùng dấu kín. (M-16)

Vế đối:

a- Cành Trúc Đào cổ điển lá mềm giống đuôi sóc, dạng đầu dơi, nhìn xấu cỡ mồm Phạm Văn Đồng. (HTS)

b- Cành Lá Cồn giống cành Trúc Đào, vẹo vẹo lõm lõm, nhánh tỉa um tùm, Bác Hồ Cha Già đặc cách để xài riêng. (HTS)

4) Vế xuất:

"Hoa thơm ngắt cả cụm, em vợ thành vợ em, chị vợ thành vợ chị". (HTS & Nina)

5) Vế Xuất:

Lá Chà Bồn,  Lá Hoa Cồn, Thuyền Quyên dấu, Quân Tử yêu, hương tình ái một trời yêu dấu. (M-16)

 

THƠ

 

Bờ tồn sinh (I)


Trăm năm trong cõi sinh tồn
Cá bờ mương nhảy xô hồn xuống hang
Biết bao là gái lộn đàng
Nhớ nhung như nhớ lang thang mây chiều
Ôm đầu tức tưởi đổ xiêu
Cánh tồn hoa hoạt hiện nhiều lửng lơ
Một ngàn cỏ lá cồn trơ
Đẩy ngang ngửa nhịp nước cờ chiêm bao
Giấn thân thể giấn bước vào
Sịch mành sực tỉnh hàng rào chắn ngang


Bùi Giáng

[Trích Lá hoa cồn]

 

Lá Đa Đa !!!

Lá Chà Bồn giông giống Cái Là Bồn !
Lá Chà Bồn làm tim tuột tới trôn
Là lấy Tôn làm Liềm móc rốn
Tiên sư cái thứ xúc xiểm Lá Chà Bồn !


2N

 

Xuân

 

Hỏi em rằng "Lá Hoa Cồn"
Có còn xuân sắc như hồn thuở xưa
Trãi bao sớm nắng chiều mưa
Hồn Hoa hàm tiếu như chưa bao giờ?

 

M-16


Trong sân trường bữa ấy

 

Em có nhớ trong sân trường bữa ấy
Mình ta về nhìn lại gốc phượng xưa
Con ve than trên cành nhớ đong đưa
Hoa vẫn đỏ trong nắng vàng lộng lẫy


Ta chợt thấy hình như em ngồi đấy
Mới hôm qua mới một phút trước đây
Tay vẫn hồng má vẫn đỏ hây hây
Dẫn ta bước qua trăm đường dĩ vãng


Em yêu dấu hỡi con chim trúng đạn
Rơi về đâu trong cõi sống mênh mông
Ta vẫn còn đây mái tóc bềnh bồng
Dù sương gió ươm đôi dòng bụi trắng


Đời chìm nổi những ba cay bảy đắng
Lòng vẫn xanh như cỏ dại thong dong
Trái tim ta vẫn rộng rãi thư phòng
Có em ngủ muôn đời trên vần điệu


Ta mai mốt dù tài danh mệnh yểu
Đã nhờ em tồn tại với thời gian
Hỡi em yêu thăm thẳm cánh phượng hoàng
Có đậu lại trong sân trường bữa ấy


Hồn xa cách đậu bên ta có thấy
Bức tường xanh cánh cửa kính lung lay
Hai mươi năm trời ôi một thoáng chim bay
Bao thay đổi trong đời ta gió nổi


Cành phượng cũ vẫn no lời gió thổi
Nghìn muôn năm tha thiết gởi về đâu
Vay giọt thơ truy niệm mối tình đầu
Và gởi tặng cho em làm son phấn…

 

Luân Hoán

(Nguồn: https://www.thica.net/tac-gia/luan-hoan/ )

 

Nguyệt

 

Khi lòng đã nguội trần duyên
Lẫn trong tiếng thở nỗi niềm chưa tan
Cố hương một mảnh trăng vàng
Soi nghiêng chiếc bóng dặm ngàn ly hương

 

M-16

 

Lạc xứ

Đường khuya gió vụt trăng mờ
Bóng chim lạc xứ buồn trơ đất trời
Hỏi ta, rằng chớm nữa đời
Hỏi quê – đoài đoạn rối bời chưa yên

 

Hương xuân tan tác bên thềm
Thẫn thờ nghe lượng máu tim vơi đầy
Trăm năm một thoáng tàn phai
Đường hoa nhã nhạc trầm bay bụi hồng

 

Mịt mờ cố quận vời trông
Trăng rơi đầu ngọn bềnh bồng dặm mây
Ngậm ngùi đếm những tàn phai
Gió phương người lạnh, lá bay tuyệt mù

 

Lê Nam

 

Cố Hương

 

Đường xưa chốn cũ mịt mờ
Bóng câu qua cửa người mơ cuối trời
Hỏi rằng lưu lạc cả đời
Hỏi người–đành đoạn không lời thanh yên

 

Hương phai sắc lạt bên thềm
Thẫn thờ dâu bể trắng đêm vơi đầy
Trăm năm thoáng chốc đêm này
Đường quê thăm thẵm khói mây má hồng

 

Mịt mờ cố quận vời trông
Trăng treo chênh chếch soi giòng sông mây
Ngậm ngùi thương hải phôi phai
Hương nồm xa tít, mộng bay tuyệt mù .

 

 2N

 

Trôi Theo Vận Nước

 

Lênh đênh một cuộc phong trần
Hoa trôi bèo dạt hồng quần tang thương
"Anh Hùng" nghìn dặm ly hương
Nỗi đau vận nước, nỗi thương má hồng

Quê người phận bạc long đong
Hoa trôi bèo dạt theo dòng nước xa (*)

 

Lê Nam

(*) Nam Hàn, Đài Loan, Hoa Kỳ, v.v...

 

Tre Tàn Măng Mọc

Lênh đênh thế tục hồng trần
Hoa rơi héo rũ nhân quần tiếc thương
"Mỹ Nhân" tàn tạ sắc hương
Nỗi niềm quân tử nhiểu nhương má hồng

Quê Hương chìm nổi long đong
Hoa Mai mốt nở xuân nồng xứ xa (*)

 

2N

(*) Tây, Mỹ, Úc…




 

NHẠC


Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn (Văn Phụng) - Elvis Phương

 


ĐIỆN ẢNH

 

 Phim Chúng Tôi Muốn Sống - Tiến Trình Thực Hiện - Đạo Diễn Vĩnh Noãn

 


TIẾU LÂM

 

1) Hãy tha thứ cho tôi

 

Karl Marx đã được các nhà khoa học Liên Xô làm sống dậy. Ông được chính quyền đưa đi xem các nhà máy, đời sống công nhân, các hợp tác xã, nghe báo cáo đại hội Đảng. Sau nhiều ngày đi xem đời sống của người dân Liên Xô, Marx đề nghị với chính quyền cho ông đọc một bài diễn văn trước công chúng để bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình. Bên chính quyền do dự vì họ sợ Marx nói những thứ không vừa ý họ và đề nghị Marx đọc diễn văn đã được viết sẵn. Marx suy nghĩ một lúc và nói rằng ông sẽ chỉ nói một câu thôi. Bên chính quyền đồng ý. Đến ngày đọc diễn văn, được phát thanh toàn quốc, Marx phát biểu:

-Hãy tha thứ cho tôi những người dân Liên Xô.

 

2) Ông Ké tập thể dục

Tý cầm quyển Tập Đọc, ê a đọc to lên như để khoe với bố:

"Ông Ké
Một buổi chiều hè, trời nắng to, ông Ké nhờ mấy người khiêng chiếc loỏng ra suối. Ông cọ sạch rồi múc nước đổ đầy vào. Một lát sau, ông Ké dắt theo một đàn cháu nhỏ. Tự tay ông múc nước tắm cho từng cháu. Ông Ké đó là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta."

Bố Tý cầm lấy cuốn sách Tập Đọc của Tý, đọc qua bài Ông Ké, xem lướt cái tranh minh họa một lần rồi để xuống mặt bàn trước mặt Tý, hỏi:
- Tý có biết ông Ké trong bài này là ai không?
- Tý biết chứ. Ông Ké trong bài này chính là Bác Hồ.
- Bác Hồ đâu?
- Đây ạ, Tý đáp và lấy ngón tay chỉ vào ông già ở trung tâm bức tranh.

Bố Tý lại chỉ vào cái dụng cụ đựng nước đặt trước mặt ông Ké mà hỏi Tý:
- Bố đố Tý biết cái này là cái gì?
- Cái này là cái loỏng ạ.
- Thế Tý thấy cái loỏng này giống cái gì của nhà mình?
- Tý trông nó giống cái máng lợn của nhà mình.
- Thế Tý thấy cái loỏng này nặng không mà phải mấy người khiêng ạ?
- Tý không biết ạ!

Bố Tý lại chỉ vào hình vẽ hỏi tiếp:
- Thế bố đố Tý biết đàn cháu nhỏ mà ông Ké dắt xuống bờ suối có bao nhiêu bạn?

Tý nhìn bức tranh, đếm từng bạn một rồi đáp:
- Không kể một bạn còn quá bé, phải bế, tất cả có tám bạn được ông Ké dẫn xuống bờ suối ạ.

Bố Tý:
- Thế Tý có biết ông Ké đã dắt lũ trẻ ra bờ suối được, sao ông không dắt luôn chúng xuống suối mà tắm, vừa thoải mái, sung sướng cho cả Bác và cháu, vừa đỡ mất công múc nước từ suối lên đổ vào loỏng?

Cu Tý:
- Ông Ké muốn tập thể dục, bố ạ!!!

(Phóng tác của Trúc Lê dựa theo bài “Đôi điều phân vân của bố cu Tý” của Nhỏ Thanh)
(Trúc Lê, Trích từ Ý kiến Bạn đọc, 4/2007, DCVOnline.net)

 

 

 

 

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 177

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 178