Tố Hữu - Nhà thơ siêu nịnh!
Tố Hữu - Nhà thơ siêu nịnh!
(Tranh Bảo Huân) |
Đoàn Xuân Thu
Bà con mình khoái coi hát bội hay cải lương Hồ Quảng đều thấy kép hát đóng vai chánh là trung, vai tà là nịnh.
Và theo Cử Trị: “Người trung mặt đỏ đôi tròng bạc. Ðứa nịnh râu hoe mấy sợi còi”. Nên kép vai trung hoặc nịnh đều hóa trang giống hịt theo hai câu thơ đó.
Nịnh không chỉ có trong tuồng hát đâu nhe mà chốn quan trường nó đông như ruồi mùa Hạ vậy!
Chính sử nước ta ghi rằng: “Vua Trần Dụ Tông đam mê tửu sắc, tính tình nông cạn, khoái bợ đỡ, tâng bốc. Trong triều chính, nịnh thần cấu kết nhau hoành hành. Bên ngoài, dân tình đói khổ. Giặc giã nổi lên cướp bóc.
Nhà giáo Chu Văn An (1292-1370) tính tình cương nghị, thẳng thắn, không cầu lợi lộc, dâng Thất trảm sớ, đòi chém đầu 7 kẻ nịnh thần. Vua Dụ Tông phớt lờ. “Ðâu được nè. Ðem chém hết ráo thì còn ai ru ta bằng những lời nịnh nọt chớ?”
Can Vua không được, Chu Văn An từ quan về quê dạy học. Như vậy trung chỉ có một Chu Văn An mà nịnh tới 7 đứa lận!
o O o
Ðó là nịnh trong chế độ phong kiến, còn trong thể chế dân chủ cũng có nịnh luôn nhe bạn! Chuyện rằng: “Một chánh trị gia và một bác sĩ với một kỹ sư cùng leo lên đỉnh Everest, biên giới giữa Nepal và Tây Tạng, cao nhất trên Trái đất. Ðó là một cuộc leo núi rất nguy hiểm, đầy vất vả và gian nan! Họ phải dừng lại nhiều lần, phải dùng dây để kéo nhau lên dọc theo sườn núi.
Ðược nửa chừng, sợi dây bắt đầu tưa ra sắp đứt!
Ông bác sĩ nói: “Chúng ta nên chờ toán cứu cấp đến giúp!” Tuy nhiên không ai tin rằng họ sẽ đến kịp vào lúc nguy cấp nầy.
Ông kỹ sư nhanh chóng tính toán sức nặng của mọi người, sức chịu tải của sợi dây; rồi đưa ra giải pháp: “Một trong số chúng ta phải buông tay! Nếu không, tất cả chúng ta đều chết hết!” Không ai muốn buông. Mọi người khư khư dùng cả hai tay mà bám rịt lấy, giữ chặt sợi dây.
Cuối cùng ông chánh trị gia thở dài nói: “Các đồng chí là tài nguyên vô cùng hữu dụng, tài nguyên vô cùng quý giá cho đất nước của chúng ta. Một bác sĩ có thể cứu sống rất nhiều người. Một kỹ sư có thể sáng tạo ra nhiều thứ để giúp ích cho đồng bào thân yêu của chúng ta! Còn tôi? Tôi chỉ là một chính trị gia vô dụng! Tôi có làm bất cứ việc gì hữu dụng cho đồng bào, cho đất nước của chúng ta đâu? Không có gì cả! Tôi chỉ biết nói, nói và ‘nịnh’ mà thôi.”
Rồi ông chánh trị gia lại thở dài, vẻ mặt rất chân thành. Bài diễn văn ngắn gọn nhưng xuất sắc, rất hay! Thế là mọi người bắt đầu vỗ tay hoan hô!
Vậy là trừ ông chánh trị gia ra tất cả đều chết cha hết ráo. Nhưng tại sao trong tình thế nguy nàn mà chỉ có mình ông chánh trị gia còn sống sót để còn tiếp tục ăn nhậu, chơi bời gái gú bằng tiền thuế của dân? Tại vì ổng biết nghệ thuật ‘nịnh’ dân.
Trong chế độ tự do, qua lá phiếu, dân sẽ quyết định cho ổng ngồi nữa hay đi chỗ khác chơi. Hổng nịnh để xí gạt dân, kiếm phiếu bầu là chỉ còn nước đi móc bọc.
Rồi khi được dân bầu lên, có chức, có quyền, có tiền để ban phát, cha nào cùng khoái chí tử lời nịnh nọt của đàn em phe ta. Vì đời, cuối cùng, chỉ là hai chữ lợi danh. Tiền ai hổng khoái? Còn danh thì khoái quá đi chớ, cho dù là danh hão! Vì “Gian thanh nhập nhĩ nịnh nhân tâm” (Tiếng gian tà vào tai làm mê hoặc lòng người).
Nhưng dân ngu khu đen Tây dẫu trong sở có ra sức nịnh nọt thằng đốc công thì cũng không có lợi lộc gì. Nên khi thấy đứa khác nịnh dơ là nó chửi: ‘kiss someone’s ass’ (hun đít) hay ‘lick someone’s boots” (liếm giày)… Ta thì có: nịnh bợ, nịnh hót, nịnh nọt, tà nịnh, gian nịnh, xu nịnh. nịnh thần. Chữ ‘nịnh’ của Tây để chửi coi bộ ít hơn Ta nhiều!
o O o
Nhớ những năm 1960s, mỗi khi rạp hát Ðịnh Tường đường Trưng Trắc, Mỹ Tho quảng cáo phim Tàu Hong Kong với minh tinh màn bạc: Lâm Ðại (Linda Lin) hay Lý Lệ Hoa (Teresa Li) là bà con ùn ùn kéo nhau đi xem chớp bóng.
‘Minh tinh’ là ‘sao sáng’ đấy ạ! Hai Á Xẩm nầy vừa hát hay, múa giỏi mà còn rất đẹp làm mấy anh mình nhìn nhểu nước miếng ròng ròng vén lên không có kịp.
Rồi tiếng Việt ngày một tiến bộ. Hồi xưa ‘minh tinh’ chỉ ngôi sao màn bạc, là đàn bà, con gái đóng phim mà thôi. Sau nầy đàn ông, con trai chơi bóng rổ, bóng chày, bóng bầu dục, đánh ‘tơ nít’, đá banh mà hay đều được xưng tụng là ‘sao’ ráo trọi!
Tuyệt đỉnh công phu, đá banh hay quá xá là hay, ngàn năm có một như Lionel Messi của đội Barcelona phải gọi là siêu sao (superstar).
o O o
Trong chế độ CS VN cũng có một người tài giỏi không thua gì Lionel Messi là nhà thơ Tố Hữu (1920- 2002). Cái khác giữa hai người là: Messi dùng đôi chân thì Tố Hữu dùng hai đầu gối. Thì ra trong chế độ độc tài cộng sản vai nịnh còn hơn chế độ phong kiến rất nhiều!
Tố Hữu nịnh Bác, Ðảng thuộc bậc thượng thừa nên được dân Việt xếp vào hàng ‘Super nịnh’ (Siêu nịnh).
Tại sao Tố Hữu phải nịnh? Không nịnh làm sao mà có ăn; vì thực ra Tố Hữu chẳng có tài cán gì. Thời hoàng kim của Tố Hữu là từ năm 1980 đến năm 1986. Tố Hữu là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) phụ trách về Kinh tế. Với quốc sách ngăn sông cấm chợ, Tố Hữu làm dân sắp chết đói tới nơi. Cả nước phải nuốt nhục, bị gậy ăn mày toàn thế giới.
Còn về tài làm thơ? Nghe nói hồi trên chiến khu Việt Bắc, một lần Tố Hữu định đọc cho Văn Cao nghe thơ của mình. Nhưng Văn Cao thẳng thừng đóng hai cái lỗ tai lại: “Thơ cậu như hò vè có gì đâu mà đọc”
Chắc hận người dám sỉ nhục ‘ai da’ nên Tố Hữu ngày nhổ râu, đêm bứt tóc làm thơ nịnh từ Karl Marx, Vladimir Lenin (Người đứng đó, Lenin), Stalin (Ðời đời nhớ Ông), Mao Trạch Ðông. (Ðường sang nước bạn) Tố Hữu nịnh cả Fidel Castro (Từ Cuba), râu xồm ăn chuối trên TV mà mấy anh mình tưởng được xem phim ‘sex’!
Siêu nịnh Tố Hữu
Nhờ xuất sắc nịnh toàn mấy tay đồ tể nầy nên Tố Hũu leo ngày càng cao trên nấc thang quyền lực. Có quyền lực trong tay, Tố Hữu rắp tâm trả thù làm ai cũng rét!
Rét nên các nhà phê bình văn học Miền Bắc chỉ dám chê lén là: “thơ Tố Hữu là thơ thời sự, thơ phải đạo, là một cốc ‘siro’ pha loãng! Là “Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt. Máu ở chiến trường, hoa ở đây!”
Nhà lộng gió là ngôi biệt thự có ‘cành táo đầu hè rung rinh quả ngọt’ số 76 đường Phan Ðình Phùng, Hà Nội.
Rồi một nhà thơ xứ Bắc không dám xưng danh, trong đói rét lầm than, đã chọc quê Tố Hữu bằng hai câu lục bát: “Bầm ơi có rét không bầm? ‘Volga’ con cưỡi; gà hầm con ăn!”.
o O o
Tuy nhiên cũng có kẻ nịnh nọt Tố Hữu để kiếm chút cháo. Chuyện rằng: Tết đến tất cả các báo, báo nào cũng đăng thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh và thơ Tố Hữu.
Một bài thơ lúc đó nhuận bút từ 8 đến 10 đồng ở báo Trung ương. Cỡ Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên có thể từ 12 đến 15 đồng. Giá bát phở là 3 hào thì một bài thơ cũng cỡ vài ba chục bát. Nhưng nhuận bút cho Tố Hữu, báo nào cũng trả, dù chỉ đăng một bài giống hệt nhau, 500 đồng cộng một cành đào và một cặp gà trống thiến.
Chính vì ăn trên ngồi trốc trên đầu, trên cổ thiên hạ như thế nên khi Liên Xô tan rã (1991), Tố Hữu đòi tự vận “Ôi! Nỗi đau này là nỗi đau chung. Lương tâm hỡi, lẽ nào ta tự sát”.
Anh bạn tui, bút hiệu là ‘Google’, chuyên phê bình văn học nói: “Tớ rất nể vợ chồng nhà thơ Tố Hữu. Dẫu đều là Mít ‘đặc’ hết mà đẻ ra con ‘Nga’. Còn đứa bé nếu không mũi lõ mắt xanh mà vẫn da vàng mũi tẹt thì tớ vẫn nể. Ðúng là một thần đồng về ngoại ngữ vì: “Tiếng gọi đầu đời con gọi ‘Xít Ta Lin”.
Hi hi!
Nhận xét
Đăng nhận xét