Viết Về Bài Viết Của Nhạc Sĩ Tuấn Khanh

Viết Về Bài Viết Của Nhạc Sĩ Tuấn Khanh
Nhạc sĩ Quốc Dũng (1951-2023)

Cầu Muối Quang
Trước hết, tôi thành kính phân ưu cùng gia quyến cố nhạc sĩ Quốc Dũng. Sau xin cầu chúc cho linh hồn Ông bình an nơi cõi vĩnh hằng.

Khi ông qua đời, bài viết (về Nhạc sĩ Quốc Dũng) của nhạc sĩ Tuấn Khanh, tức là ông Nguyễn Khanh, Khanh Nguyễn được chia sẻ nhiều nhất trên Facebook.

Ông Khanh Nguyen có thẩm quyền viết về cố nhạc sĩ, vì có sự giao tình. Những gì ông ấy viết, chỉ có ông và người quá cố biết.

Cố nhạc sĩ Quốc Dũng và ông Khanh Nguyen là người của "công chúng" vì thế thiên hạ có cái quyền nhận xét.

Cái Quan Định Luận.
Tôi nói thật lòng, ông cố nhạc sĩ Quốc Dũng, là một người ở một thế giới khác so với chúng tôi, khi đất nước Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại.

Ông ấy thuộc về một "đẳng cấp" khác, không thuộc về đẳng cấp của chúng tôi. Những người dân nghèo con Lính.

Chuyện bình thường thôi, không bao giờ chúng tôi ganh tị hay có thành kiến với họ. Quốc gia Việt Nam Cộng Hòa phát triển về mọi mặt, là ở chỗ này.

Mỗi một con người trong quốc gia này, có một phần đời riêng biệt, chẳng ai tị hiềm với ai.

Những người tuổi trẻ bình thường, thì cầm súng lao ra mặt trận, để bảo vệ tự do. Những người như ông cố nhạc sĩ Quốc Dũng thì viết bài ca tặng người.

Bờ tre quê hương tay súng anh gìn giữ
Tôi hát vang giữa đời để người vui..
Nhưng trong bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh có đoạn:
"Vì thấm nhuần tư tưởng nhà Phật, cho nên cố nhạc sĩ Quốc Dũng chọn ở lại quê hương...", khi giặc miền Bắc tràn vào thủ đô Sài Gòn của nước Việt Nam Cộng Hòa..

Cái này theo tôi nó có một cái gì lấn cấn và không thật.

Cái này cho chúng ta thấy, cố nhạc sĩ Quốc Dũng, tin rằng hết chiến tranh, hòa bình rồi, non nước chung một màu cờ, anh em nhìn nhau mắt ngấn lệ.Từ đây ta chung sức xây lại quê hương.

Cái niềm tin tội nghiệp đó vỡ tan tành.

Tôi cố bám lấy đất nước tôi, bằng sức người vô hạn, bằng sức người đầu đội trăm tấn bom, thân mang nghìn viên đạn, dẫu có thế nào tôi cũng ờ lại đây...

Có bao nhiêu người như cố nhạc sĩ Quốc Dũng, tin như thế, để rồi hành động như thế.

Hàng trăm người trên chiếc tàu Thương Tín, biểu tình, tuyệt thực để đòi về lại quê hương, để rồi chết tức tưởi trong những lao tù cộng sản.

Giai đoạn từ năm 1975 cho đến 1980. Chắc có lẽ ông cố nhạc sĩ này, không ít thì nhiều, cũng có nhiều đêm bụng đói tim đau vì niềm tin bị phản bội.

Ông cố nhạc sĩ là bạn với cố nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, không lý ông ấy không biết nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang chết thảm trong ngục tù của cộng sản như thế nào? Nếu ông ấy chịu làm nhạc phục vụ chế độ thì ông ấy đâu có chết. Sĩ Khả Sát là ở chỗ này.
Ông cố nhạc sĩ cũng tham gia những đoàn văn nghệ, của chế độ. Cũng sáng tác những bài ca,đỡ hơn tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Mỗi Ngày... tôi chọn một niềm vui cái con mẹ gì đó.

Chuyện tình rau muống biển và những tình khúc Bolero, slow, nó chỉ có công dụng đem lại một giòng nhạc khác hơn những lời ca rợn máu người của bọn cộng sản.

Không ai phủ nhận những chiến công thầm lặng đó của ông cố nhạc sĩ. Nhưng phải công tâm mà nói, những việc làm này cũng chỉ cho cá nhân đời sống của ông ấy mà thôi.

Nó không phải là nghệ thuật vị nhân sinh
Kể từ khi giặc nhập Trường An (Sài Gòn). Có biết bao nhiêu cảnh đời tang thương khốn nạn.

Có biết bao nhiêu gia đình ly tán, chia lìa.

Cũng giống như trước năm 1975, trong khi hàng ngày hàng ngàn người Lính trẻ trở về nhà trong những chiếc hòm kẽm, thì ông cố nhạc sĩ sống bình yên ở đô thành làm bài ca Mai, Anh Đã Yêu Em Rồi.. Trong khi những người Lính trẻ chết khi chưa biết yêu một lần.

Như trên đã nói, đó chính là cái không khí văn học tự do của Miền Nam.

Có ưu điểm và cũng không thiếu nhược điểm.

Cái vấn đề chính để nói ở đây là sự cảm nhận.

Quê hương tràn khói lửa do giặc thù phương Bắc đốt phá. Người chết hai lần thịt da nát tan.

Hậu phương vẫn bình chân như vại, vẫn ăn nhậu hát hò, đại nhạc hội xập xình, và những người may mắn như ông cố nhạc sĩ vẫn bình an để sáng tác nhạc.

Nếu ông Khanh Nguyen không nói lại tâm tình của ông cố nhạc sĩ, khi chọn con đường ở lại, vì thấm nhuần đạo Phật, thì sẽ không có bài viết này.

Các ông bà cho đến giờ phút này, vẫn còn quá ngây thơ với chế độ, với loài giặc đỏ xâm lăng.
Nghĩa Tử Nghĩa Tận.
Tôi chân thành cầu cho linh hồn Ông cố nhạc sĩ Quốc Dũng, vãng sanh miền Cực Lạc.

Cầu Muối Quang
Nguồn FB

Nhận xét

Bài được quan tâm

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 219

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 217

TRANG THƠ NHẠC VĂN CHƯƠNG ĐIỆN ẢNH TIẾU LÂM 218

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2025